Vải Canvas là gì? Lợi ích và ứng dụng vải Canvas trong thời trang
Canvas là một chất liệu vẫn còn khá xa lạ đối với đa số người dùng, trong lĩnh vực thời trang may mặc. Loại vải này có nhiều ưu điểm tuyệt vời nên được ứng dụng rất phổ biến trong gia công đồ may mặc và các đồ nội thất trong gia đình. Trong Bài viết hôm nay, hãy cùng IVY moda khám phá những kiến thức hữu ích liên quan đến chất vải “canvas” này nhé.
Canvas là gì?
Chất liệu Canvas (hay vải bạt) là một loại chất liệu siêu bền được dùng để may mặc thời trang như balo, túi xách, giày hay sofa, rèm cửa, …. Vải Canvas cũng được sử dụng để vẽ tranh khi căng trên khung gỗ.
Vải Canvas còn được nhiều người gọi là “vải bố”, được dệt từ cây gai dầu. Sợi vải canvas được dệt hoàn toàn thủ công hoặc bằng máy dạng lưới, do đó chúng có độ bền rất cao.
Đặc biệt, loại vải này còn có khả năng chống nước tốt cho nên được sử dụng để làm nhiều sản phẩm tranh, túi vải, balo canvas, khăn trải bàn,…
Tên gọi Canvas đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Nó có nguồn gốc của từ “Canabis” trong tiếng Ả Rập – là cây gai dầu. Trong nhiều giai đoạn thăng trầm của ngành sản xuất vải Canvas, cây gai dầu đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nên chất liệu này.
Vải Canvas có rất nhiều màu khác nhau như: vải canvas trắng, vải canvas vintage,…
Nguồn gốc của loại vải Canvas
Người Trung Quốc đã tạo ra vải Canvas từ thân cây gai dầu vào khoảng những năm 3000 TCN. Bên cạnh đó họ còn sử dụng sợi của cây gai dầu để tạo ra dây thừng dùng trong săn bắt và sinh hoạt.
Khoảng năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã tìm kiếm ra chất liệu bông, sau đó thêm vào dệt cùng sợi gia dầu. Đến khoảng thế kỷ VIII, Saracens và Moors đã vận chuyển những cây bông từ Bắc Phi đến châu Âu. Kể từ đó, ở vùng Barcelona và Venice, chất liệu bông được sử dụng là nguyên liệu chính cho quá trình dệt vải sản xuất buồm cho thuyền ra khơi. Những cánh buồm được sử dụng vải canvas này được pha lẫn bông rồi mới đem sử dụng rộng rãi.
Với kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, người ta bắt đầu thay bằng bông bằng các nguyên liệu tổng hợp để chế tạo ra các loại vải buồm.
Những năm đầu của thế kỷ 20, công ty J.Edmond & Sons của Mỹ đã đưa vải Canvas vào quá trình sản xuất các loại băng truyền cùng một số chi tiết ghép nối kỹ thuật để tạo nên bánh xe nước.
Ưu nhược điểm của loại vải Canvas
Ưu điểm của vải Canvas
- Độ bền của vải Canvas cao, khó bị đứt vải
- Màu vải bền, giữ được màu ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt
- Khả năng chịu nước và kháng nấm mốc tốt
- Vải có trọng lượng nhẹ và rất dễ vệ sinh khi bị bẩn
- Chất vải lành tính và an toàn cho người dùng, không gây độc hại
- Có nhiều gam màu phong phú cho người dùng thoải mái lựa chọn.
Nhược điểm của vải Canvas
- Vải Canvas thường lâu khô hơn những loại vải khác như lụa, cotton…
- Độ bền không tốt, không chịu được tải trọng lớn.
- Khả năng thấm hút tốt nên tuổi thọ vải Canvas không cao.
Đặc tính của vải canvas
Cấu trúc dệt của vải canvas thường theo chiều ngang với độ khít của vải có thể tùy ý điều chỉnh. Chính vì thế, những tấm vải Canvas thường có độ bền khá cao.
Nhắc đến chất liệu Canvas, người ta thường nhớ ngay đến khả năng chống thấm nước cực tốt của nó.
Trong quá trình tạo nên vải Canvas, sợi cây gai dầu thường được kết hợp cùng với cotton ở tỷ lệ từ 35% đến 65%. Chính sự nhờ sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo cho những tấm bạt Canvas có khả năng chống nước tốt. Đây chính là chất liệu phổ biến dùng làm cánh buồm, lều, bạt, quần áo đi mưa,...
Các loại vải Canvas phổ biến trên thị trường
Vải Canvas Hemp
Chất liệu vải Hemp Canvas nguồn gốc từ cây “gai dầu”, là xơ sợi ban đầu để may những tấm vải Canvas. Vải Canvas Hemp có ưu điểm chống nấm mốc tốt, có khả năng đàn hồi cao và chịu được nhiệt độ tốt hơn so với vải cotton.
Canvas Cotton
Vải Canvas Cotton hay còn gọi là vải Canvas sợi bông là sự kết hợp của hai loại từ sợi bông và sợi cây gai dầu. Đây là loại vải được nhiều xưởng may sử dụng làm áo thun đồng phục công ty hoặc áo đồng phục công nhân viên.
Canvas Linen
Canvas Linen hay còn gọi là Canvas Lanh được làm từ sợi tự nhiên vì thế chúng có độ bền rất lớn. Tuy nhiên, chính vì chất lượng tốt nên giá thành của vải Canvas Linen thường sẽ cao hơn từ 2 đến 3 lần.
Canvas tổng hợp
Vải Canvas tổng hợp là loại vải được tạo nên từ những sợi tổng hợp. Các sợi tổng hợp phổ biến được sử dụng là polyester và nylon. Loại vải này có độ bền cao do đó được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.
Cách nhận biết chất vải canvas
Vải Canvas còn được gọi là vải bố, vải bạt có các đặc tính riêng biệt rất dễ nhận biết khi cảm nhận bằng tay, nhìn bằng mắt. Dưới đây là những cách nhận biết vải Canvas mà bạn có thể áp dụng.
Nhìn bằng mắt
Chất vải Canvas thường sẽ rất thô cứng vì chúng được dệt từ sợi gai dầu chưa được sơ chế nên chỉ cần nhìn bằng mắt chúng ta cũng dễ dàng nhận biết. Ngoài ra có thể dùng tay để cảm nhận trực tiếp trên bề mặt vải, chất vải thường sẽ thô, cứng và không mềm mại như các loại vải khác.
Đốt vải
Đối với vải Canvas được dệt từ sợi tổng hợp như PE và Nylon khi đốt chúng sẽ có mùi nhựa và bị vón cục, không có tro.
Ứng dụng của chất liệu vải canvas
Ứng dụng trong sản xuất trang phục thời trang
Với tính năng chống nước, chống gió tốt thì vải Canvas là một loại vải rất thích hợp sử dụng nhiều để may áo khoác để diện vào những ngày thời tiết se lạnh. Ngoài ra, vải Canvas cũng rất phù hợp để may váy, quần… Một số loại vải Canvas thường được dùng để thiết kế các mặt hàng thời trang cao cấp có thể kể đến như:
- Quần áo, găng tay bảo hộ lao động.
- Quần áo đồng phục cho các bộ môn võ thuật
- Thiết kế váy, áo cho thời tiết nóng rất thích hợp.
Ứng dụng trong làm giày
Vải Canvas được thợ gia công sử dụng sản xuất những đôi giày thể thao chất lượng cao. Không kém gì so với các chất liệu đắt tiền khác, giày vải Canvas được rất nhiều người lựa chọn để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Ứng dụng canvas làm túi xách, vali
Bên cạnh những công dụng trên vải Canvas còn được sử dụng làm túi xách với những thiết kế rất đa dạng và bắt mắt. Túi vải được sử dụng rất phổ biến trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày. Nhờ tính năng chống thấm nước và chống bụi bẩn tốt giúp các sản phẩm từ Canvas rất được lòng người dùng.
Ứng dụng sản xuất đồ gia dụng.
Không chỉ được ứng dụng phổ biến trong ngành thời trang, chất liệu vải Canvas còn được sử dụng làm đồ gia dụng. Chất liệu vải Canvas rất được ưa chuộng để sản xuất các loại rèm cửa, đồ gia dụng, các loại bao bì, khăn trải bàn, bọc sofa...
Vải Canvas khá dày nên có thể may thành các loại rèm cửa có độ bền cao. Độ khít trên vải cũng có thể tùy chỉnh được do đó chúng có thể cản bụi và các tia UV hiệu quả. Ngoài ra, vải Canvas ngày càng được đa dạng hơn về màu sắc mang đến vẻ ngoài thu hút.
Bên cạnh đó nhờ đặc tính chống thấm nước tốt vải Canvas còn được ưa chuộng làm khăn trải bàn. Vẻ đẹp mộc mà giản dị của vải canvas có thể tạo nên không gian vintage hoàn hảo trong các thiết kế nội thất thời thượng.
Các phương pháp làm sạch Canvas
Đối với những sản phẩm làm từ vải Canvas có kích thước vừa phải, chúng ta hoàn toàn có thể tự giặt ở nhà theo các bước sau:
- Đầu tiên, bạn cần làm sạch vải bằng chất làm sạch và nước. Bạn nên chú ý làm sạch bề mặt vải nhẹ nhàng, không nên chà xát quá mạnh ở những vùng không có viết bẩn.
- Tiếp theo, bạn có thể ngâm vải trong nước lạnh cùng xà phòng và ngâm vải trong vòng 5 phút. Sau khi đã ngâm vải, bạn lấy vải ra và giặt nhẹ nhàng với nước lạnh.
- Sau cùng, bạn có thể mang đi phơi khô, bạn không nên vắt vải mà chỉ để khô một cách tự nhiên. Nếu gặp phải những vết bẩn khó giặt, bạn có thể sử dụng thuốc tẩy nhưng không nên sử dụng hóa chất có chứa clo vì chúng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến vải.
Lưu ý khi sử dụng vải Canvas
- Không chỉ với vải Canvas mà bất kỳ loại vải nào cũng vậy, nếu không sử dụng nữa thì bạn nên giặt sạch, phơi thật khô để tránh khỏi nấm mốc và mùi hôi cho chất liệu vải.
- Vì độ dày đặc trung nên vải Canvas nên rất lâu khô. Trước khi cất vải Canvas cần phải thực sự được phơi khô ráo nhằm tránh mùi ẩm mốc và mùi hôi khó chịu.
- Bên cạnh đó vải Canvas khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa nhiều sẽ rất dễ bị thô và cứng. Bạn có thể dùng nước xả vải để làm mềm vải sau khi sử dụng chất làm sạch. Việc làm này sẽ giúp chất liệu vải có độ mềm tự nhiên và làm tăng tính thẩm mỹ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về vải Canvas. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về chất liệu Canvas và sử dụng chúng đúng cách. Đừng quên ghé qua website/app IVY moda để lựa chọn cho mình những trang phục phù hợp nhất
-
Phong Cách Urban - Nguồn Gốc, Đặc Trưng và Những Item Nổi Bật Nhất
21/06/2024
-
Phong Cách Glamorous - Nét Đẹp Độc Đáo Của Style Quyến Rũ
21/06/2024
-
Phong Cách Retro - Bật Mí Xu Hướng Khiến Tín Đồ “Mê Mệt 2024
21/06/2024
-
Phong Cách Ethnic - Thời Trang Dân Tộc Với Vẻ Đẹp Nổi Bật Và Cuốn Hút
20/06/2024
-
Phong Cách Modest Fashion - Thời Trang Đơn Giản Và Xu Hướng Mới Nhất 2024
20/06/2024
- IVY moda
- IVY men
- IVY kids