Fast Fashion - Xu hướng gây nghiện trong làng thời trang
"Fast Fashion" (thời trang nhanh) tưởng chừng vô hại nhưng lại là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 chỉ sau công nghiệp dầu mỏ và khí đốt. Những trang phục bạn đang dùng có thuộc ngành hàng thời trang nhanh, những ảnh hưởng của Fast Fashion đến môi trường như thế nào? Hãy cùng IVY moda tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Fast Fashion là gì?
Fast Fashion hiểu đơn giản nhất đó là phong cách “thời trang nhanh” hay còn được ví von như những gói mì ăn liền, vừa tiện lợi vừa ngon miệng.
Khái niệm về Fast Fashion
"Fast Fashion" là một thuật ngữ được các nhà kinh doanh thời trang sử dụng để mô tả những thiết kế rẻ tiền di chuyển nhanh chóng từ sàn catwalk đến các cửa hàng nhằm đáp ứng xu hướng mới. Do xu hướng này được truyền thống giới thiệu hàng loạt với các dòng thời trang mới theo mùa nên ngày nay chúng ta không có gì lạ khi các nhà bán lẻ "thời trang nhanh" giới thiệu sản phẩm mới rất nhiều lần trong một tuần nhằm bắt kịp xu hướng.
Thuật ngữ "Fast Fashion" đã có mặt từ khá lâu đời trên thế giới, vào khoảng những năm 1960 khi giới trẻ đã bắt đầu tạo ra xu hướng mới, quần áo trở thành hình thức thể hiện cái tôi của mỗi người. Vào thời điểm này, vẫn còn sự phân biệt lớn giữa thời trang cao cấp và đường phố, đến tận cuối những năm 1990, 2000, "thời trang nhanh" mới thực sự bùng nổ và đạt đến đỉnh cao khi mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên thành công.
Những thương hiệu này đã lấy ngoại hình bắt mắt cùng một số yếu tố thiết kế từ các nhà mốt hàng đầu và "xào xáo" chúng một cách nhanh chóng.
Điểm đặc biệt của một thương hiệu Fast Fashion
Vòng đời của một thiết kế "Fast Fashion" diễn ra rất ngắn ngủi và vẫn còn đang tiếp tục được rút ngắn hơn qua từng năm. Hàng trăm các NTK của các thương hiệu "Fast Fashion" bắt đầu "copy&paste" ý tưởng lấy được từ những mùa Fashion Week của nhiều nhà mốt danh tiếng và sau đó phác thảo chúng, dựng lên các bản thiết kế mới với những sự biến tấu nhỏ cho BST của họ sau đó chuyển đến các nước đang phát triển để tiến hành gia công. Khoảng 3 tuần sau đó, các mẫu quần áo hợp mốt nhất và bắt mắt nhất sẽ được ra mắt trên kệ tại tất cả cửa hàng "Fast Fashion" trên thế giới.
Những chiến dịch marketing quy mô lớn sẽ nở rộ và tiêm nhiễm tâm trí người tiêu dùng, bắt họ phải xuống tiền mua sắm để bắt kịp xu hướng rồi lại nhanh chóng vứt bỏ lại chúng sau một vài tháng. Đơn giản vì món đồ thời trang đó đã "hết thời" và cũng vì chất lượng quần áo của các hãng này thường không chất lượng.
Ảnh hưởng của Fast Fashion đối với khách hàng
Các thương hiệu thời trang nhanh dễ dàng thu hút được một số lượng khách hàng cực khủng vì độ nhanh nhạy trong việc bắt kịp xu hướng đi kèm với giá thành luôn ở mức rẻ phù hợp với túi tiền đại đa số người dùng. Một số thương hiệu thời trang nhanh rất khéo léo trong việc marketing tạo nên một tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng đó là: phải mua sắm thật nhiều, thật nhiều để có thể cập nhật kịp những phong cách "thời thượng" và "hợp mốt" nhất.
Ảnh hưởng của Fast Fashion đến môi trường
Nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt
Vậy, fast fashion có ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên và con người? Sự thay đổi xu hướng thời trang nhanh khiến tâm lý người mua cũng thay đổi liên tục và tạo nên một số lượng rác thải quần áo khổng lồ. Số lượng rác thải từ "Fast Fashion" trên thế giới luôn nằm ở mức cao so với nhiều loại rác thải khác. Thêm vào đó, sự "chung tay" của ngành truyền thông cùng hàng loạt celeb/kol được sử dụng cả gia tài để làm những "fashion haul" với vài chục bộ quần áo mỗi lần sản xuất (các hãng fast fashion đều có giá rẻ) dường như lại càng giúp thúc đẩy sự tiêu tốn tiền của người tiêu dùng vào quần áo.
Chúng ta mua quần áo và vứt bỏ chúng rất sớm bởi giá rẻ, vì lỗi mốt, vì nhanh hỏng, … Tất cả những sự phí hoài kể trên đều vô hình trung đã gây nên một lượng rác thải cực kỳ lớn và khó tiêu hủy. Không chỉ thế, thời trang nhanh còn gây hại cho môi trường vì những nhà sản xuất chỉ gia công tại các chuỗi nhà máy rẻ tiền, tạo ra các sản phẩm từ hóa chất độc hại. Phần hóa chất độc hại đó rồi sẽ đổ thẳng vào các nguồn nước sông, suối, ao gần nhà máy và ngấm nguồn nước sinh hoạt, làm ô nhiễm đất, ô nhiễm cả một hệ sinh thái.
Làm khí hậu thay đổi
Nguyên liệu tổng hợp để có thể sản xuất ra sợi vải cần phải có một quá trình sử dụng các chất xúc tác hóa học và các phản ứng hoá học giữa các chất với nhau. Để sản xuất ra các sợi len thì cần phải nuôi rất nhiều cừu, chất thải của động vật càng nhiều thì càng làm tăng chất metan (CH4) gây ảnh hưởng đến khí hậu. Tất cả những loại khí này đều làm cho toàn cầu bị nóng lên.
Ảnh hưởng xấu đến động vật
Nhiều nơi hiện nay vẫn sử dụng phương pháp thu hoạch lông cừu, dê…bằng cách sát hại chúng. Chính vì vậy để có đủ lượng sợi len sản xuất áo quần thì số lượng động vật lấy lông sẽ bị giết sẽ tăng lên rất nhiều.
Gây ô nhiễm nguồn nước
Số lượng áo quần sử dụng nhiều đi cùng với đó là số lượng áo quần bị thải đi càng nhanh hơn. Khi tủ đồ đã quá đầy thì những bộ áo quần đã cũ sẽ nhanh chóng trở thành rác thải. Thay vì tái chế hay quyên góp, nhiều người chọn cách vứt đi khiến chính phủ phải tốn chi phí để xử lý rác thải. Việc xử lý rác thải thời trang còn làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
Việc đổ những chất hóa học độc hại như thuốc nhuộm khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề và các loại sinh vật khác không thể sống được. Ngoài ra sự ô nhiễm này có tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người vì sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến việc làm của công nhân
Fast Fashion đã gây ra những tác động trực tiếp lên những người công nhân ngành may mặc. Tiền lương mà những công nhân nhận được rất thấp nhưng họ lại phải làm việc trong môi trường nguy hiểm. Họ phải làm việc trực tiếp với các chất tẩy rửa độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của chính họ.
Những tác động khác của fast fashion
Việc phát triển của Fast Fashion đã phần nào làm cho không khí bị ô nhiễm nặng nề. Đơn giản như nguyên liệu cotton, để có được lượng cotton lớn cung cấp nguyên liệu cho việc may áo quần thì bắt buộc cây bông phải được trồng nhiều với thời gian nhanh hơn. Việc tăng tốc sự sinh trưởng của cây trồng sẽ cần phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng làm cho môi trường bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Việc bỏ đi những loại áo quần cũ cùng phần nào làm cho số lượng rác thải ngày càng một lớn hơn. Nhiều quốc gia vẫn đang tìm cách xử lý rác thải thời trang, cách giải quyết thì chưa có nhưng lượng thải thì ngày càng nhiều.
Phương pháp cải thiện xu hướng Fast Fashion
Thay đổi dần thói quen mua sắm
bạn có thể thay đổi dần thói quen mua sắm của mình bằng cách tìm hiểu về đặc tính của từng chất liệu vải như độ thấm hút, co giãn, độ giữ ẩm, khả năng giữ nhiệt…để biết được sản phẩm đó có phù hợp với nơi bạn sống hay không. Từ những thói quen đơn giản đó bạn có thể giảm tải được số lượng áo quần mùa vào và bỏ đi hàng năm.
Bên cạnh đó việc bỏ ra một số tiền cao hơn một chút nhưng thân thiện với môi trường sẽ giúp môi trường nhẹ nhàng hơn.
Sắp xếp lại tủ đồ
Trong tủ quần áo của mình, bạn nên nắm được những loại quần áo nào còn sử dụng được và tận dụng chúng. Những trang phục không còn hợp mốt bạn có thể tái sử dụng bằng cách biến tấu kết hợp lại cùng nhau để tạo nên trang phục mới.
Tìm hiểu kỹ các nhãn hàng trước khi mua
Trước khi mua trang phục, bạn nên lựa chọn kỹ lưỡng các nhãn hàng ưu tiên đến các vấn đề về môi trường. Bạn có thể nhìn trên nhãn mác hoặc thông tin chất liệu mà nhãn hàng thường sử dụng, từ đó sẽ biết chúng có tác động như thế nào đến môi trường, khả năng phân huỷ tốt hay không phân huỷ. Hình thành thói quen lâu dài sẽ giúp giảm bớt rác thải từ thời trang nhanh.
Những con số đáng đáng kinh ngạc của ngành thời trang nhanh
-
Fast Fashion thải ra không khí khoảng 1.2 tỷ tấn CO2 mỗi năm.
-
Toàn thế giới đang tiêu thụ số lượng áo quần tăng 400% so với hai thập kỷ trước.
-
Lượng khí thải cacbon của ngành thời trang chiếm 10% lượng khí thải cacbon được tính chung cho các ngành còn lại.
-
Ngành thời trang trên thế giới đã sản xuất ra 52 xu hướng thời trang tương ứng với 52 mùa trong một năm, trong khi chúng ta chỉ biết đến 4 màu trong 1 năm.
-
Cần đến 2700 lít nước để sản xuất một chiếc áo thun.
-
Cần 7000 lít nước để tạo ra được một chiếc quần jeans
-
Ngành thời trang nhanh đã gây ô nhiễm môi trường chỉ đứng sau dầu mỏ.
-
Ngành công nghiệp thời trang chiếm 93 tỷ mét khối nước trong một năm.
Thời trang nhanh “Fast fashion” là một trong những ngành có doanh thu lớn. Tuy nhiên ngành hàng này lại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới môi trường, vì thế hãy là người tiêu dùng thông minh khi mua sắm cho mình những sản phẩm mới. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngành công nghiệp này và có cách tiêu dùng thông minh nhất. Đừng quên ghé qua website/app IVY moda để chọn cho mình những trang phục phù hợp nhất.
-
Phong Cách Urban - Nguồn Gốc, Đặc Trưng và Những Item Nổi Bật Nhất
21/06/2024
-
Phong Cách Glamorous - Nét Đẹp Độc Đáo Của Style Quyến Rũ
21/06/2024
-
Phong Cách Retro - Bật Mí Xu Hướng Khiến Tín Đồ “Mê Mệt 2024
21/06/2024
-
Phong Cách Ethnic - Thời Trang Dân Tộc Với Vẻ Đẹp Nổi Bật Và Cuốn Hút
20/06/2024
-
Phong Cách Modest Fashion - Thời Trang Đơn Giản Và Xu Hướng Mới Nhất 2024
20/06/2024
- IVY moda
- IVY men
- IVY kids