Vải Nylon Và Tổng Hợp Những Thông Tin Quan Trọng Về Chất Vải

15/04/2024

Hiện nay, vải nylon trở nên phổ biến và được ưa chuộng nhờ vào những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về loại vải này chưa? Cùng IVYmoda tìm hiểu chi tiết chất vải nylon là gì cũng như tính ứng dụng đặc trưng trong đời sống qua bài viết dưới đây.

Vải nylon là vải gì?

Vải nylon hay polyamide là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu thô, sau khi trải qua quá trình hóa học chuyên sâu chúng được biến đổi thành sợi và có độ co giãn tốt hơn.

Các sợi nylon được tạo ra từ hợp chất carbon mang những đặc tính nổi bật như tính đàn hồi và độ bền cao. Có thể nói đây là loại vải duy nhất trên thế giới được sản xuất hoàn trong phòng thí nghiệm với quy trình vô cùng phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn cao.

Khái quát về vải nylon

Khái quát về vải nylon

Những dòng vải nylon được ưa chuộng nhất hiện nay

Sản xuất vải nylon hoàn toàn dựa trên các phản ứng hóa học và việc kết hợp với loại sợi khác không chỉ giúp giảm chi phí mà còn nâng cao tính năng của sợi vải nylon. Dưới đây 4 dòng vải nylon phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:

Vải Nylon 6-6 

Đây là loại vải nylon tổng hợp đầu tiên, được tạo ra từ hexamethylene diamine kết hợp với một số loại axit dicarboxylic, sau đó nấu chảy để tạo thành sợi hoặc kết tinh lại cho mục đích tinh chế.

Dòng vải nylon 6-6 rất phổ biến

Dòng vải nylon 6-6 rất phổ biến

Vải Nylon 6 

Mặc dù loại vải này ít phổ biến hơn nylon 6-6 nhưng đôi khi cũng được ứng dụng trong sản xuất vải. Chúng sở hữu những ưu điểm nổi bật hơn về độ bền và chống va đập gây ảnh hưởng tới bề mặt vải. 

Vải Nylon 46 

Chất vải nylon 46 hay còn được gọi là Stanyl, thường được sử dụng để sản xuất linh kiện cho xe như hệ thống phanh và hệ thống làm mát không khí. Sản phẩm này đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nhờ vào khả năng chống lại môi trường khắc nghiệt.

Mẫu vải nylon 46

Mẫu vải nylon 46

Vải Nylon 510 

Dòng polyme này được tạo ra với ý định thay thế vải nylon 6-6. Tuy nhiên, do chí phí sản xuất khá cao nên việc sản xuất hàng loạt cho mục đích chế tạo vải đã không được thực hiện. Hiện tại, nylon 510 chủ yếu được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp và nghiên cứu khoa học.

ĐỌC THÊM: Vải Rayon Là Vải Gì? Đặc Điểm Và Tính Ứng Dụng Trong Thị Trường May Mặc

Ưu điểm và nhược điểm chính của chất liệu vải nylon

Chất liệu vải nylon là lựa chọn phổ biến cho việc sản xuất quần áo do tính linh hoạt và độ bền cao. Tuy nhiên, giống như vải gấm, cotton hay Tafta nó cũng có những ưu và nhược điểm nhất định, cụ thể:

Ưu điểm và nhược điểm chính của chất vải nylon

Ưu điểm và nhược điểm chính của chất vải nylon

Ưu điểm nổi trội

Độ bền và tính đàn hồi: Vải nylon nổi bật với độ bền cùng tính chất co giãn tốt, giúp sản phẩm không bị biến dạng sau thời gian dài sử dụng.

Chống mọi loại vết bẩn: Nylon cũng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm và côn trùng, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Bề mặt sáng bóng và mềm mịn: Cấu tạo này giúp vải có tính thẩm mỹ cao, thường có độ sáng bóng, bắt mắt. 

Đặc tính kháng ẩm: So với các dòng vải khác chất liệu này chống thấm nước rất tốt, làm cho vải luôn khô ráo và không gây cảm giác bí bách khi mặc.

Dễ nhuộm màu: Việc tạo ra những tấm vải mang màu sắc tươi mới mà không bị phai màu trong nhiều năm là điều rất cần thiết.

Nhược điểm 

Vấn nạn môi trường: Các sợi vải nylon gây hại cho môi trường vì không phân hủy được. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất có thể tạo ra oxit nitơ, góp phần vào hiệu ứng nhà kính làm ô nhiễm không khí.

Khả năng thấm hút mồ hôi kém: Điều này làm tăng cảm giác nóng bức và không thoải mái.

Độ co rút cao: Chất vải nylon khi tiếp xúc gần các thiết bị sinh nhiệt hoặc trong môi trường nhiệt độ cao sẽ bị co rút, làm hỏng vải.

Ứng dụng chất vải nylon vào trong thời trang và đời sống

Do tính linh hoạt và đa dạng của nó, dòng vải này thường được sử dụng trong sản xuất quần áo, túi xách, đồ thể thao và các ứng dụng công nghiệp khác.

Sản xuất quần áo 

Vải nylon được sử dụng phổ biến trong quần áo thể thao nhờ khả năng chống mài mòn và tính dẻo dai. Các thương hiệu lớn như Adidas, Nike... thường chọn loại vải này cho các bộ quần áo của họ. Còn ở Việt Nam, chất liệu này cũng được ứng dụng rộng rãi để làm áo dài, đồ bà ba.

Nylon còn được sử dụng làm lớp ngoài cùng cho áo khoác gió, quần áo leo núi... để cản gió, giữ ấm và bảo vệ người mặc trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Sản phẩm áo và quần của IVYmoda

Sản phẩm áo và quần của IVYmoda

Ứng dụng chất liệu làm phụ kiện

Với những đặc tính nổi bật như độ bền, co giãn và chống thấm nước, chất vải nylon được nhiều thương hiệu sử dụng để làm ba lô, dây kéo, dây đeo và các dòng phụ kiện thể thao khác.

MUA NGAY: Áo Thun Nữ IVYmoda 

Những ứng dụng khác

Ngoài những ứng dụng phổ biến trên, người ta còn dùng sợi vải nylon để sản xuất lều, tấm dù hoặc các sản phẩm khác như túi đựng thức ăn, áo mưa và dây đàn ghita. Những sản phẩm này thường có độ bền cao và khả năng sử dụng tốt. 

Cách bảo quản vải nylon hiệu quả

Dưới đây là một số chỉ dẫn quan trọng để giặt và bảo quản các sản phẩm làm từ vải nylon:

Giặt bằng tay và tránh nước nóng: Khi vệ sinh các dòng vải nylon nên giặt bằng tay thay vì giặt máy và hạn chế sử dụng nước nóng vì nhiệt độ cao có thể làm biến dạng vải.

Sử dụng bột giặt trung tính: Chọn loại bột giặt trung tính và dịu nhẹ, tránh việc sử dụng chất tẩy trắng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải.

Vò nhẹ và phơi khô tự nhiên: Khi giặt, chỉ nên vò nhẹ để tránh làm nhăn sản phẩm. Sau đó, treo sản phẩm bằng móc và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp có thể làm co rút vải.

Cách bảo quản vải nylon sử dụng được lâu nhất

Cách bảo quản vải nylon sử dụng được lâu nhất

Kết luận 

Hy vọng, những chia sẽ trên có thể giúp bạn hiểu rõ vải nylon là gì, đặc tính cũng như ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Đừng quên theo dõi IVYmoda để xem những thông tin bổ ích về thời trang và phối đồ nhé.

NEW ARRIVAL
  • IVY moda
  • IVY men
  • IVY kids

Thêm vào giỏ hàng thành công !