Vải dứa - Khám phá chất liệu tự nhiên sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời
Vải dứa là chất liệu thân thuộc của thời trang bền vững, với nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên. Vải sợi dứa hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm thời trang cũng như đời sống thường ngày. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng IVYmoda khám phá “tất tần tật” về chất vải độc đáo này nhé!
Tìm hiểu về vải sợi dứa
Vải dứa (vải sợi lá dứa) là loại vải được chiết xuất từ cây dứa. Chất vải có ý nghĩa trong ngành thời trang may mặc nhờ tận dụng nguồn nguyên liệu từ tự nhiên.
Với đặc tính mềm mại, sợi mảnh, vải sợi dứa được xem là chất liệu an toàn và dễ sử dụng hơn so với các sợi thực vật khác như sợi đay. Ngoài ra, người ta thường bổ sung thêm các thành phần khác như cotton, sợi tre để tăng độ dai, độ bền và khả năng thấm hút cho vải dứa.
Theo thống kê, để sản xuất được 1m2 vải sợi dứa thì cần sử dụng khoảng 15 tới 16 lá dứa. Các sản phẩm làm từ loại vải này sở hữu độ bền cao, đặc biệt có thể phân huỷ tự nhiên, không gây hại tới môi trường. Vải từ lá dứa hiện nay đang được nhiều thương hiệu lớn cũng như đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.
Tìm hiểu về vải dứa
Quy trình sản xuất vải dứa
Tương tự các loại sợi tự nhiên khác, quy trình sản xuất vải sợi lá dứa gồm các bước cơ bản đó là thu hoạch, xử lý, kéo sợi, dệt vải,... Ngoài ra, vải sợi dứa cũng có một số công đoạn xử lý riêng.
Trước tiên là công đoạn thu hoạch và xử lý lá dứa. Lá dứa được tách khỏi thân cây, bó thành từng bó lớn và vận chuyển về nhà máy.Sau đó, người ta đưa lá dứa vào máy đánh sợi để tách lấy xơ. Chúng sẽ tiếp tục được ép khô để loại bỏ nước, giúp cho xơ tơi và dễ dàng tách rời hơn. Quá trình tách xơ có thể được thực hiện thủ công hoặc bằng máy.
Xơ từ lá dứa được ngâm rửa kỹ lưỡng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó mang đi được vắt kiệt nước và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy bằng máy sấy công nghiệp. Khi xơ dứa đã khô, chúng sẽ được đưa vào máy kéo sợi để tạo thành sợi chỉ hoàn chỉnh.
Quy trình sản xuất vải dứa
Ưu & nhược điểm chất liệu vải dứa
Việc lựa chọn sử dụng vải dứa hay không phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu của mỗi người. Dưới đây là những ưu điểm, nhược điểm của chất liệu sợi dứa để bạn có cái nhìn tổng quát hơn về chất vải này:
Ưu điểm
Là loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên, vải sợi dứa có rất nhiều ưu điểm so với các loại vải nhân tạo hiện nay. Trước hết phải kể đến quy trình sản xuất hoàn toàn dùng máy đánh sợi cùng công đoạn ngâm, tách nên không có hoá chất để làm nhanh quá trình. Điều này giúp giảm thiểu chất thải cho ngành công nghiệp, đồng thời sợi vải sản xuất ra cũng an toàn khi sử dụng.
Vải được dệt từ sợi dứa là phương pháp để tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ đi. Mỗi năm, có không ít lượng lá dứa bị bỏ đi, vải dứa vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu giá rẻ mà vẫn sản xuất được loại vải có giá trị kinh tế.
Ưu nhược điểm vải lá dứa
Sợi dứa có đặc điểm mảnh, mịn và vô cùng mềm nên thành phẩm có được độ bóng cao. Vải có kết cấu bền và chắc nhưng vẫn đảm bảo được độ thoáng khí nên người mặc sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Vải dứa cũng dễ hấp thụ được thuốc nhuộm và có khả năng giữ màu tốt nên có thể sản xuất được nhiều màu sắc bắt mắt.
Chất liệu vải lá dứa không bị phai màu hoặc dễ bị co như vải lụa. Quá trình vệ sinh hay giặt giũ cũng đơn giản và không cần chú ý gì nhiều.
ĐỌC THÊM: Khám phá bí mật đằng sau sự mềm mại của vải tơ tằm
Nhược điểm
Tuy vậy, vải sợi dứa vẫn còn một số nhược điểm như chi phí sản xuất cao dẫn đến việc giá thành của vải khá đắt. Địa điểm sản xuất vải cần tập trung tại các nơi trồng dứa nên chưa phổ biến trên thế giới.
Việc thu mua lá dứa tại các nông trại trồng trọt có thể gặp tình trạng lá dứa có dư lượng thuốc trừ sâu. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng vải và không an toàn với người sử dụng. Tuy nhiên, có thể khắc phục vấn đề này bằng cách thu hoạch lá dứa từ các nông trại organic.
Ưu nhược điểm vải lá dứa
Ứng dụng vải dứa trong cuộc sống hiện nay
Không chỉ có ý nghĩa tích cực với môi trường, vải sợi dứa còn mang đến cho người dùng nhiều ứng dụng đa dạng. Vải được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang, mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu, mát mẻ. Không khó để bắt gặp chất vải dứa được dùng để làm các sản phẩm thời trang như đầm, váy, túi xách, áo sơ mi,...
Ứng dụng của vải dứa
Bên cạnh đó, với đặc tính thoáng khí, độ bền cao, khả năng hút ẩm, vải lá dứa còn được dùng làm đồ gia dụng như dây thừng, thảm, khăn trải bàn, đế lót ly,... Công nghiệp ô tô cũng là một trong những lĩnh vực có ứng dụng vải sợi dứa. Trên thực tế, vải được ứng dụng trong lĩnh vực này với các sản phẩm như băng tải, lốp xe,...
Trong sơ dứa có chứa các loại hợp chất, vitamin có ích với cơ thể người. Nhờ đó, vải sợi dứa còn là thành phần góp mặt trong ngành sản xuất dược mỹ phẩm. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng vải lá dứa như một nguyên liệu phụ trợ làm tăng chất lượng giấy trong công nghiệp sản xuất giấy.
Ứng dụng của vải dứa
MUA NGAY: Set Bộ Công Sở Nữ IVYmoda
Tổng kết
Với những ưu điểm nổi trội về tính thân thiện với môi trường, độ bền cao và khả năng ứng dụng đa dạng, vải sợi dứa ngày càng được đánh giá cao. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về chất vải này. Truy cập IVYmoda để tham khảo nhiều sản phẩm thời trang chất lượng ngay hôm nay.
-
Phong Cách Urban - Nguồn Gốc, Đặc Trưng và Những Item Nổi Bật Nhất
21/06/2024
-
Phong Cách Glamorous - Nét Đẹp Độc Đáo Của Style Quyến Rũ
21/06/2024
-
Phong Cách Retro - Bật Mí Xu Hướng Khiến Tín Đồ “Mê Mệt 2024
21/06/2024
-
Phong Cách Ethnic - Thời Trang Dân Tộc Với Vẻ Đẹp Nổi Bật Và Cuốn Hút
20/06/2024
-
Phong Cách Modest Fashion - Thời Trang Đơn Giản Và Xu Hướng Mới Nhất 2024
20/06/2024
- IVY moda
- IVY men
- IVY kids