Vải Organza - Thông tin từ A đến Z về chất liệu vải tơ
Vải Organza hay còn được gọi là vải tơ sống, đây là chất liệu đem đến cho người mặc cảm giác quý phái, sang trọng. Bạn đã hiểu đúng và đủ về chất liệu Organza hay chưa? Cùng IVYmoda đi tìm hiểu về nguồn gốc, ưu nhược điểm, phân loại và ứng dụng của loại vải dệt này nhé!
Vải Organza là gì và nguồn gốc của chất liệu vải tơ
Vải Organza là loại vải dệt trơn được làm từ lụa và chất keo. Vải được dệt với mật độ sợi rất thưa, do đó chúng có thể nhìn được xuyên thấu. Vải tơ sống do chưa qua các bước xử lý nên vẫn giữ được chất keo nguyên bản. Điều này khiến cho chúng có độ cứng và độ phồng nhẹ.
Tương tự những loại vải lụa như Vải Charmeuse hay vải satin thì vải Organza cũng được đánh giá có độ nhẹ và mỏng nhất định. Organza có nguồn gốc chính là lụa nhưng hiện nay vải đã được thêm vào các thành phần như polyester hay nylon.
Vải Organza có nguồn gốc từ Trung Quốc, được giao thương với châu Âu qua con đường tơ lụa. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thực hiện trồng dâu nuôi tằm, do đó vải tơ sống xuất phát từ đây.
Tuy nhiên, tên gọi Organza thì lại xuất phát từ một thị trấn thuộc Turkestan - nơi nổi tiếng về tơ lụa thời cổ đại. Một tên gọi khác của vải tơ sống là Organize, chỉ những loại vải dệt bằng phương pháp xoắn sợi.
Trước đây, tại phương Tây thì vải Organza thường được dùng để may váy cưới, trang phục dạ hội. Ngày nay, vải được sản xuất ở nhiều nơi và trở thành chất liệu phổ biến trong đời sống, trang phục hàng ngày.
Vải Organza là gì
Ưu và nhược điểm chất liệu Organza
Vải Organza sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội. Vải có mật độ sợi khá thưa nên độ thoáng khí của chúng giúp cho người mặc thoải mái, không bị bết dính hay bí bức. Chất liệu Organza có trọng lượng rất nhẹ nên được dùng để may các trang phục phức tạp.
Vải tơ sống có nhiều màu sắc bắt mắt. Màu nhuộm được dệt lên vải thường sẽ nhạt hơn các chất vải khác do sợi thưa hơn. Nhờ đó mà chất liệu này có vẻ ngoài sang trọng và thẩm mỹ hơn rất nhiều.
Loại vải này không nhăn, trừ khi chúng bị gấp hoặc miết quá mạnh tạo thành nếp. Sau quá trình sử dụng, vải cũng không bị biến dạng mà vẫn giữ được form dáng ban đầu.
Tuy nhiên, chất liệu Organza cũng có nhược điểm đó là khả năng giữ nhiệt thấp, chỉ thích hợp sử dụng vào mùa hè. Vải dệt quá mỏng, dễ bị xước cũng là hạn chế của chất liệu này. Để dệt được một tấm vải Organza cũng tốn khá nhiều thời gian bởi công đoạn xử lý và cắt may đòi hỏi nhiều kỹ thuật.
Đặc điểm chất liệu Organza
ĐỌC THÊM: Vải Chiffon - So sánh sự khác biệt giữa Chiffon với chất vải voan
Chi tiết 5 loại vải Organza phổ biến nhất trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có 5 loại vải Organza phổ biến nhất, thường xuất hiện trong các mẫu thiết kế thời trang đình đám, dưới đây là thông tin chi tiết:
Vải Organza tổng hợp
Chất liệu này có nguồn gốc chính là lụa, tuy nhiên đã được biến thể khi kết hợp cùng với các nguyên liệu nhân tạo như polyester hay nylon. Do có thành phần nhân tạo nên độ bóng và thấm hút mồ hôi bị giảm đáng kể so với lụa nguyên bản nhưng vẫn đảm bảo mang lại sự thoải mái cho người mặc. .
Phân loại chất liệu Organza
Vải Organza crystal
Đây là một chất vải phổ biến được ứng dụng làm váy cưới, áo kiểu, chân váy,... cho nữ. Chúng sở hữu độ cứng cáp, đứng form và vẻ ngoài lấp lánh. Nhờ đó mà trang phục của bạn sẽ trở nên trang trọng và lịch sự hơn so với những chất vải lụa, vải tơ thông thường.
Vải Organza mirror
Giống với cái tên, vải Organza mirror có độ bóng cực kỳ tốt, khả năng phản chiếu ánh sáng mang lại cho trang phục làm từ chất liệu này một vẻ ngoài vô cùng đẹp. Loại vải này thường được làm từ polyester và được ứng dụng nhiều trong thiết kế thời trang hoặc trang trí.
Phân loại chất liệu Organza
Vải Organza satin
Organza satin là loại vải được tạo ra bằng cách kết hợp giữa vải Organza và vải satin. Chất vải này là sự kết hợp hoàn hảo từ độ bóng lấp lánh của satin và tính trong suốt của Organza. Vải Organza satin thường được dùng cho trang phục mùa hè bởi tính thoáng khí cao.
Vải Organza spark
Chất liệu mang tới độ bóng và sáng nổi bật hơn so với các loại vải thông thường. Đây cũng chính là loại vải được nhiều chị em yêu thích vì vẻ đẹp sang trọng, thời thượng. Chúng vẫn giữ được độ mỏng nhẹ nhất định, ứng dụng vào nhiều trang phục khác nhau.
Phân loại chất liệu Organza
Ứng dụng rộng rãi của Vải Organza trong thời trang
Những đặc tính và cách phân loại trên đã giúp bạn hiểu được phần nào về vải Organza. Vải đã trở thành xu hướng độc đáo, là sự lựa chọn hoàn hảo cho các trang phục hiện đại ngày nay.
May váy cưới, trang phục dạ hội: Chất liệu Organza thường được các nước phương Tây sử dụng để may váy cưới. Những chiếc váy cưới lộng lẫy với hiệu ứng đẹp mắt không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn giúp che đi khuyết điểm trên cơ thể cô dâu.
Thiết kế áo sơ mi: Organza còn là chất vải được dùng để may áo sơ mi. Thông thường, áo sơ mi sẽ có thêm lớp vải lót bên trong khắc phục nhược điểm xuyên thấu. Các kiểu váy Organza cũng được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp sang trọng, quyến rũ.
Bên cạnh những ứng dụng trên, vải lụa Organza còn được dùng để làm đồ trang trí, phụ kiện như nơ, khăn trải bàn, khăn lót bình hoa, rèm,...
Ứng dụng vải Organza
MUA NGAY: Áo Sơ Mi Nữ IVYmoda
Cách giặt và bảo quản Vải Organza đúng nhất
Mặc dù có độ bền cao nhưng cần chú ý trong cách bảo quản và sử dụng để vải Organza luôn bền đẹp. Sử dụng chất tẩy mạnh để làm sạch vải sẽ khiến vải mất đi các tính chất ban đầu. Vải Organza rất dễ bị xước nên bạn cần chú ý hơn trong quá trình sử dụng.
Đây chính là loại vải được khuyên giặt nhẹ nhàng bằng tay, không được chà xát mạnh khi giặt. Nhiệt độ dùng cho vải Organza là nước lạnh và nên giặt khô để vải được bền hơn.
Bảo quản vải Organza
Tổng kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về chất vải Organza mà IVYmoda chia sẻ tới các bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp từ chất liệu này. Đừng quên ghé thăm IVYmoda để tham khảo trang phục chất lượng và thời thượng nhất hiện nay nhé!
-
Phong Cách Urban - Nguồn Gốc, Đặc Trưng và Những Item Nổi Bật Nhất
21/06/2024
-
Phong Cách Glamorous - Nét Đẹp Độc Đáo Của Style Quyến Rũ
21/06/2024
-
Phong Cách Retro - Bật Mí Xu Hướng Khiến Tín Đồ “Mê Mệt 2024
21/06/2024
-
Phong Cách Ethnic - Thời Trang Dân Tộc Với Vẻ Đẹp Nổi Bật Và Cuốn Hút
20/06/2024
-
Phong Cách Modest Fashion - Thời Trang Đơn Giản Và Xu Hướng Mới Nhất 2024
20/06/2024
- IVY moda
- IVY men
- IVY kids