Vải Bison Wool - Nguồn Gốc Và Ứng Dụng Phổ Biến
Vải Bison Wool là một trong số những loại vải cao cấp với mức giá đắt đỏ trên thị trường hiện nay bởi quy trình sản xuất phức tạp và đòi hỏi nhiều công đoạn. Để biết thêm thông tin chi tiết về chất liệu này cũng như tính ứng dụng của chúng vào ngành thời trang trên thế giới, bạn đừng bỏ qua bài viết chi tiết dưới đây của IVYmoda!
Vải Bison Wool là gì?
Vải Bison Wool (Len bò rừng) là chất liệu được làm từ thành phần chính là lông bò rừng, thông qua quá trình làm sạch, phân loại và dệt tạo ra những tấm vải có chất lượng cao. Lông bò rừng sau khi thu về sẽ được phân loại thành các kích thước khác nhau là sợi ngắn và sợi dài.
Đối với những sợi lông dài sẽ được đem đi xử lý dệt thành vải và kết hợp với lông cừu alpaca hoặc llama để tạo thành vải phục vụ cho sản xuất trang phục thời trang. Những sợi lông ngắn hơn được sử dụng để dẹt chăn, đệm, gối hoặc làm thành các loại phụ kiện như tất, mũ, khăn len. Một số khác được là thành nệm, các phụ kiện nội thất khác.
Tìm hiểu thông tin chung về chất vải Bison Wool
Nguồn gốc của Bison Wool
Chất liệu Bison Wool xuất hiện từ rất sớm, khi những người dân địa phương tìm kiếm được những mảng lông bò rừng rụng ở ven các khu vực đồi núi. Sau đó họ sử dụng chúng để tạo thành những tấm vải dùng cho mùa đông để giữ ấm tối ưu hơn.
Vào năm 1804, một số khu vực đã sử dụng loại vải này phổ biến hơn, do đó nhu cầu tìm kiếm lông bò rừng cũng được nhiều người quan tâm. Bởi loại vải này không thể tạo được từ nuôi các loài động vật lấy lông thông thường.
Nguồn gốc sản xuất các mẫu len bò rửng nổi tiếng
Từ đó việc thu hoạch lông bò rừng được công nghiệp hóa hơn, tuy nhiên sự tăng nhanh về nhu cầu khiến cho giống bò này có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy từ năm 1888, thay vì lấy 10- 14 pound lông của mỗi con bò người ta đã giảm trọng lượng và đảm bảo sự an toàn cho động vật.
Đến ngày nay việc thu hoạch lông để dệt vải vẫn được thực hiện song hành với việc đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ tuyệt chủng và sự phát triển bền vững. Chính vì vậy trọng lượng lông thu được thường không cao và giá cả của loại vải này cũng trở nên đắt đỏ hơn.
Tìm hiểu về đặc điểm vải Bison Wool
So với những dòng vải khác trên thị trường như Camel Hair hay vải Tweed thì Bison Wool sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật vượt trội đồng thời cũng có một vài điểm hạn chế nhất định. Dưới đây là một số đặc điểm chính bạn có thể tìm hiểu:
Ưu điểm của dòng vải Len bò rừng
Len bò rừng được biết tới là một trong số những dòng vải cao cấp trên thị trường hiện nay. Chúng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể tới như:
Sự mềm mịn: Theo đánh giá của các chuyên gia, sợi lông bò rừng có độ mềm mịn tương tự như những loại lông cừu khác trên thị trường hiện nay. Chúng mang lại cảm giác thoải mái mà không gây ra tình trạng ngứa ngáy hay dị ứng.
Ưu điểm chính của các dòng vải Bison Wool
Khả năng giữ ấm tốt: Tất cả các sản phẩm được làm từ Bison Wool đều có khả năng giữ ấm rất tốt, phù hợp sử dụng trong mùa đông lạnh giá. Chúng tăng khả năng giữ nhiệt thông qua sự kết hợp của nhiều lớp lông ngắn - dài khác nhau.
Thoáng khí hiệu quả: Mặc dù có khả năng giữ nhiệt hiệu quả nhưng Bison Wool vẫn đáp ứng tốt yêu cầu về sự thoáng khí khi sử dụng. Chất liệu này mang lại cảm giác khô thoáng, thấm hút mồ hôi khá tốt và hoàn toàn không ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày của người mặc.
ĐỌC THÊM: Vải Lì Ven Compact - Thông Tin Chất Liệu Độc Quyền Vượt Trội 2024
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của Bison Wool là mức giá của sản phẩm khá cao vì thành phần tự nhiên. Chúng cao hơn rất nhiều so với những chất vải như nylon hay polyester sản xuất nhân tạo. Thêm vào đó việc thu hoạch sợi lông bò không hề đơn giản, số lượng không nhiều. Quy trình sản xuất của loại vải này cũng tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với các chất liệu thông thường khác.
Mức giá đắt đỏ là nhược điểm chính ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng
Ứng dụng phổ biến của vải Bison Wool
Mẫu vải Bison Wool được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau từ thời trang, nội thất cho tới những ứng dụng như phụ kiện.
Trong thời trang
Vải Bison Wool được sử dụng cho nhiều ứng dụng thời trang khác nhau trong đó quan trọng nhất là sử dụng làm áo khoác, áo len và các loại áo giữ nhiệt. Một số sợi lông ngắn có thể kết hợp chung với những loại sợi khác để tạo thành những mẫu áo thun, áo sweater hay vest và blazer một cách hiệu quả.
Sử dụng trong may mặc, thời trang
Trong nội thất
Trong lĩnh vực nội thất Bison Wool được dùng cho các sản phẩm như bọc ghế, thảm, nệm, chăn, ga, gối, trải sàn,... Chúng chủ yếu được tạo ra từ những sợi lông ngắn mix chung cùng những chất liệu khác để giảm chi phí mà vẫn sở hữu được các đặc trưng nổi bật của lông bò rừng khi sử dụng.
Dùng làm thảm trong các sản phẩm nội thất
Các sản phẩm khác
Sợi vải Bison Wool còn được sử dụng để làm một số phụ kiện như ví, lớp lót giày, mũ hay khăn len. Chúng có nhiều ưu điểm nổi bật về khả năng giữ ấm, thoáng khí cũng như tạo điểm nhấn cho outfit của người mặc một cách tốt nhất.
Sử dụng vải Bison Wool làm tất chân giữ ấm
MUA NGAY: Set Bộ Thun/Len Nữ IVYmoda
Hướng dẫn bảo quản vải Bison Wool đúng nhất
Việc bảo quản chất vải Bison Wool không quá khó do chất liệu này hầu như không phai trong quá trình giặt tẩy. Tuy nhiên cũng có một vài lưu ý nhất định bạn nên nắm rõ để tránh làm hỏng vải như sau:
- Nên ưu tiên giặt vải bằng tay để tránh bị cào xước hoặc rách vải do may giặt gây ra. Nếu giặt bằng máy bạn chỉ nên để ở chế độ nhẹ nhàng.
- Không nên sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh hoặc hóa chất độc hại, chất tẩy vì có thể làm ảnh hưởng tới cấu trúc vải.
- Phơi vải ở những nơi khô ráo, thoáng khí và có gió để chúng nhanh khô hơn. Không nên đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc những nơi có nhiệt độ cao.
Hướng dẫn cách bảo quản sản phẩm từ chất vải len bò rừng
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về chất vải Bison Wool và những cách ứng dụng phổ biến nhất trong thời trang và đời sống. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhiều chất vải khác cũng như công dụng của chúng thì hãy liên hệ ngay hoặc theo dõi IVYmoda để dược cập nhật nhanh chóng nhất từ hôm nay nhé!
-
Phong Cách Urban - Nguồn Gốc, Đặc Trưng và Những Item Nổi Bật Nhất
21/06/2024
-
Phong Cách Glamorous - Nét Đẹp Độc Đáo Của Style Quyến Rũ
21/06/2024
-
Phong Cách Retro - Bật Mí Xu Hướng Khiến Tín Đồ “Mê Mệt 2024
21/06/2024
-
Phong Cách Ethnic - Thời Trang Dân Tộc Với Vẻ Đẹp Nổi Bật Và Cuốn Hút
20/06/2024
-
Phong Cách Modest Fashion - Thời Trang Đơn Giản Và Xu Hướng Mới Nhất 2024
20/06/2024
- IVY moda
- IVY men
- IVY kids