Vải được làm từ gì? Bật mí những điều thú vị về các loại vải phổ biến

16/04/2024

Nhắc đến vải vóc chúng ta đều biết đó là chất liệu để tạo nên những bộ cánh lộng lẫy, kiêu sa. Vậy có nàng nào biết vải được làm từ gì không? Và để tạo nên những bộ outfit đẹp mắt cần làm gì? Đọc tiếp bài viết của IVYmoda chắc chắn bạn sẽ có câu trả lời chi tiết cho mình. 

Nguồn gốc của sợi vải từ đâu?

Sợi vải tiếng anh gọi là fabric được lấy từ thiên nhiên hoặc sản xuất nhân tạo bằng các công nghệ hiện đại. Cùng theo dõi tiếp để biết sợi vải có từ đâu nhé.

Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu?

Khi nói đến vải có nguồn gốc thiên nhiên nhiều người thường nghĩ ngay đến sợi bông hoặc lanh. Tuy nhiên trên thực tế nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên có thể chia thành hai loại chính là từ thực vật và từ động vật.

Nguồn gốc từ thực vật: Bao gồm các loại cây như cây bông vải, cây lanh, cây đa, cây gai dầu, cùng như sợi tơ sen và xơ sợi chuối.

Nguồn gốc từ động vật: Bao gồm các loại sợi như tơ tằm, lông cừu, lông của một số loài động vật khác.

Nguồn gốc sợi vải tự nhiên

Nguồn gốc sợi vải tự nhiên

Nguồn gốc của vải sợi hóa học là gì?

Tương tự như vải sợi thiên nhiên, nguồn gốc của vải sợi hóa học cũng có thể chia thành hai loại chính là vải nhân tạo và vải tổng hợp.

Vải nhân tạo được tạo ra từ các nguồn gốc thực vật như cây gỗ, tre, trúc, nứa... Trong những loại cây này thường chứa hàm lượng chất cellulose rất cao kết hợp với các hóa chất để tạo ra các sợi vải.

Vải tổng hợp có nguồn gốc từ các loại khoáng sản như dầu mỏ, than đá và khí đốt. Quá trình sản xuất loại vải này phức tạp, bao gồm các bước như chưng than đá, cracking dầu mỏ và sau đó tổng hợp lại polymer để tạo thành nguyên liệu cho việc sản xuất sợi tổng hợp.

Nguồn gốc vải nhân tạo

Nguồn gốc vải nhân tạo

ĐỌC THÊM: Những ứng dụng phổ biến của vải Terry Cloth bạn nên biết

Sợi vải được tạo ra như thế nào?

Cùng IVYmoda tìm hiểu quy trình tạo ra sợi vải hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu may mặc của các cô nàng nhé.

Vải được kéo sợi

Bông vải được thu hoạch thường chứa nhiều tạp chất tự nhiên như hạt, bụi và đất. Sau khi thu hoạch, bông vải được đóng gói thành các kiện bông thô chứa các sợi khác nhau về kích thước.

Tiếp theo, quá trình đánh tung và làm sạch được thực hiện để tạo ra các tấm phẳng và đều, sau đó kéo sợi thô thành từng ống. Qua quá trình này, sợi bông thô trở nên lớn hơn và có độ bền cao hơn.

Khi quá trình kéo sợi hoàn chỉnh, sợi bông tiếp tục được gia tăng độ bền, trơn và bóng bằng cách sử dụng hồ tinh bột hoặc tinh bột biến tính để tạo ra màng bảo vệ xung quanh sợi bông.

Kéo sợi vải là bước đầu tiên

Kéo sợi vải là bước đầu tiên

Dệt vải - xử lý hóa học

Sau khi quá trình làm sạch và tạo sợi hoàn thành quy trình sản xuất vải tiếp tục với bước dệt vải. Máy móc chủ yếu thực hiện việc kết hợp sợi vải ngang với sợi vải dọc để tạo thành tấm vải hoàn chỉnh.

Tiếp theo, vải được đưa vào ngâm và nấu trong các dung dịch hóa học dưới áp suất và nhiệt độ cao để loại bỏ phần hồ và các tạp chất tự nhiên.

Trong quá trình dệt, sợi vải được làm trương nở để tăng khả năng bắt màu của sợi nhuộm và khả năng thấm nước. Cuối cùng, vải được tẩy trắng để làm sạch vết dầu mỡ và đạt được độ trắng như yêu cầu.

Bước tiếp theo là dệt vải

Bước tiếp theo là dệt vải

Nhuộm vải cho ra thành phẩm

Khi các sợi vải đã được dệt hoàn chỉnh chúng sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm hoặc các chất phụ gia để tăng khả năng gắn màu. Ở giai đoạn này, quá trình giặt vải nhiều lần được tiến hành để loại bỏ các hợp chất và chất bẩn còn lại trên bề mặt vải.

Bước cuối cùng để tạo ra những tấm vải hoàn chỉnh, với độ mềm mại, độ bền cao, khả năng chống co rút và màu sắc đúng chuẩn là wash vải.

Bước cuối cùng là nhuộm vải

Bước cuối cùng là nhuộm vải

Trang phục bạn mặc có thể được làm từ vải gì?

Các quý cô có tò mò rằng trang phục mình mặc hằng ngày được làm từ vải gì không? Phần tiếp theo sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.

Các loại vải hay dùng may áo

Vải cotton là một trong những loại vải phổ biến nhất trong ngành may mặc. Đặc điểm nổi bật của vải cotton là sự thoáng mát và khả năng hút ẩm tốt giúp người mặc cảm thấy thoải mái. Vải cotton được làm từ sợi bông mỏng nhẹ giữ được đặc tính ban đầu của chất liệu này.

Ngoài ra, vải dùng để may áo có rất nhiều dạng:

Vải nỉ thường được sử dụng để may các loại áo hoodie, áo khoác giữ ấm.

Vải len thường được sử dụng để may các loại áo gile, áo cardigan.

Vải lụa, vải đũi, và vải lanh thường được dùng để may các loại áo sơ mi, pijama.

Đối với các loại áo khoác, thường sử dụng chất liệu vải jean, kaki hoặc vải cotton pha polyester, sợi vải nhân tạo.

Áo sơ mi tiểu thư cực sang chảnh

Áo sơ mi tiểu thư cực sang chảnh

Chất vải thường dùng may quần

Vải crochet denim, vải kaki  là những loại vải phổ biến được sử dụng để may quần. Chất liệu denim và kaki thường khá phù hợp vì có độ co giãn tốt và thoát nhiệt cao tạo nên những chiếc quần đa phong cách. Trong khi đó, vải tuyết mưa thường được sử dụng để may các loại quần tây nữ, mang lại vẻ lịch sự, tinh tế và trưởng thành với đa dạng mẫu mã và phong cách khác nhau.

Quần được làm từ vải Denim

Quần được làm từ vải Denim

MUA NGAY: Quần Jean Nữ IVYmoda 

May váy, đầm lựa chọn vải gì?

Tương tự như áo thun, chất liệu vải cotton thường chiếm phần lớn trong các mẫu váy đầm. Vải cotton thường được sử dụng để may các mẫu đầm sơ mi sành điệu và những mẫu chân váy xếp ly thời trang. Dù là đi chơi, dạo phố hay tham dự tiệc thì chất vải này cũng tạo ra cảm giác thoáng mát giúp các nàng cảm thấy tự tin nhất có thể.

Ngoài ra, những thợ may còn sử dụng vải jean, vải lụa, vải ren, và vải nhung để tăng thêm sự sang trọng, tinh tế và tao nhã cho những mẫu váy đầm thời trang cao cấp.

Váy xinh tại IVYmoda

Váy xinh tại IVYmoda

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được cho bạn vải được làm từ gì và cách một sợi vải hoàn chỉnh được tạo ra. Mỗi chất liệu vải đều có những đặc tính riêng phù hợp với từng loại trang phục khác nhau. Theo dõi IVYmoda để cập nhất những bài viết mới nhất nhé.

 

SUMMER DEAL | GIẢM 20% TOÀN BỘ BST XUÂN HÈ 2024
  • IVY moda
  • IVY men
  • IVY kids

Thêm vào giỏ hàng thành công !