Vải Knit: Ưu, nhược điểm và cách phân loại vải dệt kim
Knitwear là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực thời trang, trong đó vải Knit chính là chất liệu để tạo nên những bộ trang phục độc đáo. Vải có rất nhiều cách phân loại cũng như ứng dụng trong thời trang may mặc. Vậy bạn đã biết được những gì về loại vải dệt kim này? IVYmoda sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn nhé!
Vải Knit là loại vải gì?
Vải Knit, hay còn gọi là vải dệt kim, là loại vải được tạo thành từ sự liên kết các vòng sợi với nhau bằng kim đan. Quá trình dệt kim này tạo ra một cấu trúc vải đặc biệt với những đặc điểm riêng biệt so với các loại vải dệt thoi thông thường.
Vải knit là gì
Ưu & nhược điểm chất vải dệt kim
Tìm hiểu về ưu và nhược điểm của chất vải sẽ giúp bạn có những lựa chọn phù hợp cho chất liệu trang phục của mình. Dưới đây là những đặc điểm chính của vải Knit mà bạn nên biết:
Ưu điểm
Vải Knit (vải dệt kim) là loại vải sở hữu cấu trúc bề mặt đơn giản và được sản xuất công nghiệp. Tuy vậy, chúng vẫn sở hữu nhiều ưu điểm và tính ứng dụng cao.
Một trong những ưu điểm nổi trội đó là vải có độ mềm mại nhất định, đem đến sự thoải mái và dễ chịu cho làn da người mặc.
Tính chất của vải dệt kim cũng có độ xốp nên giúp bề mặt vải luôn giữ được sự mềm mại.
Chất liệu dệt kim được sử dụng rộng rãi trong mùa hè nhờ tính thông thoáng, mát mẻ.
Tương tự như vải Pique, vải Knit sở hữu độ đàn hồi và co giãn tốt nhờ công nghệ dệt may nới sợi và các vòng sợi đan liên kết với nhau.
Ưu nhược điểm vải dệt kim
Sở hữu độ thông thoáng tốt, đồng thời chất liệu Knit cũng có khả năng giữ nhiệt ổn. Vải cũng thường được dùng để may các loại áo len, khăn, mũ vào mùa đông.
Đặc biệt, vải không dễ bị nhăn hoặc nhàu, giữ được độ phẳng phiu nhất định khi gấp hoặc để trong tủ quần áo.
Độ mảnh của sợi Knit mang đến nhiều ưu điểm về thẩm mỹ cho các trang phục, đặc biệt là những món đồ thời trang hoặc phụ kiện của nữ giới.
Nhược điểm
Nhược điểm của vải Knit dễ nhận thấy nhất đó là dễ bị tuột vòng đan do đặc điểm công nghệ sản xuất chính của vải. Một số sản phẩm từ vải dệt kim có thể nhìn thấy khoảng hở ở các vòng may sau một thời gian sử dụng.
ĐỌC THÊM: Vải trượt Hàn: 6 đặc điểm thú vị về chất liệu vải trượt
7 loại vải Knit phổ biến trên thị trường
Ở bài viết trước, IVYmoda đã đề cập tới các loại vải Lì Ven Fabric, vậy còn vải Knit thì sao? Hiện nay trên thị trường có 7 loại vải sợi Knit, phân biệt chủ yếu do cấu trúc đan sợi vải khác nhau:
Vải Knit Jersey
Vải dệt kim Jersey bao gồm các đường dọc nổi bật, dễ nhận thấy ở mặt trước và các đường gân ngang nổi bật ở mặt sau. Các mũi khâu bằng hoặc jersey được dùng thường xuyên, với đặc điểm là nhanh, chi phí thấp.
Phân loại vải dệt kim
Vải đan móc Knit
Vải Knit đan móc có hai mặt gần giống nhau, thường được dùng để làm áo len hoặc quần áo trẻ em. Vải đan móc có rất nhiều mẫu mã và thiết kế đẹp mắt nên được nhiều người ưa chuộng.
Vải đan chui Knit
Vải đan chui có các mũi khâu được kéo ở cả hai mặt của vải, tạo ra các vòng ở mặt trước và sau. Vải có độ đàn hồi được đánh giá cao và thường được dùng để tạo đường gân ở mép dưới áo len, trên còng tay áo và trên đường viền cổ áo.
MUA NGAY: Đầm Công Sở Nữ IVYmoda
Vải Knit đan interlock
Vải Knit đan interlock là một phiên bản khác của vải dệt kim đan chui. Hai mặt trước và sau của loại vải này giống nhau. Vải thường có độ dày và nặng hơn các loại vải đan móc thông thường. Sự đan xen các đường khâu của vải giúp hạn chế bung vải và tạo ra sản phẩm không bị rách, gấp khúc các cạnh.
Phân loại vải dệt kim
Vải kép Knit
Đây là một loại vải sợi ngang được làm bằng hai bộ kim với cấu trúc vải ổn định và khá gọn gàng, không bị xoắn hay rách ở các cạnh. Chúng được làm từ các mũi khâu interlock, là chất liệu được nhiều nhà thiết kế ưa chuộng.
Vải Knit đan dọc
Knit đan dọc là loại vải được làm từ máy dệt kim đặc biệt với các sợi từ thùng dệt. Khác với vải dệt kim sợi ngang, vải dọc được dệt từ nhiều sợi hình thành nên các vòng trong liền kề. Mặt phải của vải có các vòng dọc, trong khi đó mặt sau có các đường ngang. Chất liệu này có ưu điểm là khó rách và rất bền.
Vải nỉ Knit
Vải dệt kim nỉ là loại vải sợi ngang, được dùng để trang trí hoặc làm sợi có độ đàn hồi cao. Vải mang đến sự ổn định về form dáng cho trang phục và thoải mái khi mặc.
Ứng dụng của chất liệu Knit trong thời trang may mặc
Chất liệu Knit mang đến rất nhiều ứng dụng đặc biệt là trong ngành thời trang. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các trang phục đẹp mắt được làm từ chất liệu dệt kim. Với những đặc tính về độ mềm mại, co giãn và không bị nhăn, chúng được dùng để sản xuất các loại áo len, áo khoác, váy đầm,... cho cả mùa đông và mùa hè.
Ứng dụng vải knit
THAM KHẢO: Quần Dài Nữ IVYmoda
Hướng dẫn cách bảo quản vải Knit
Quần áo từ vải dệt kim dễ bị xơ xước, xù lông nếu không được giặt giũ và bảo quản đúng cách. Hãy lưu ý, đồ Knit chỉ nên giặt bằng tay và khi giặt nên vò theo chiều ngang. Không nên giặt bằng máy giặt nếu không có chế độ riêng.
Khi phơi, hãy mắc ngang quần áo trên móc áo để tránh vải bị giãn. Đồ dệt kim nên được phơi ở những nơi thoáng mát, tránh trực tiếp ánh nắng mặt trời. Dùng bàn ủi để ủi đồ Knit theo chiều dọc, không ủi chiều ngang sẽ gây giãn đồ, thưa vải và nhanh bị rách. Không sấy đồ dệt kim nếu như bạn không muốn chúng trở nên co rúm và xấu xí.
Bảo quản chất liệu knit
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về vải Knit - chất liệu với phương pháp dệt may độc đáo. Hãy ghé ngay website của IVYmoda để tham khảo những trang phục mát mẻ từ chất liệu này cho mùa hè tới nhé!
-
Phong Cách Urban - Nguồn Gốc, Đặc Trưng và Những Item Nổi Bật Nhất
21/06/2024
-
Phong Cách Glamorous - Nét Đẹp Độc Đáo Của Style Quyến Rũ
21/06/2024
-
Phong Cách Retro - Bật Mí Xu Hướng Khiến Tín Đồ “Mê Mệt 2024
21/06/2024
-
Phong Cách Ethnic - Thời Trang Dân Tộc Với Vẻ Đẹp Nổi Bật Và Cuốn Hút
20/06/2024
-
Phong Cách Modest Fashion - Thời Trang Đơn Giản Và Xu Hướng Mới Nhất 2024
20/06/2024
- IVY moda
- IVY men
- IVY kids