Vải Oxford: Giải đáp về nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng
Vải Oxford với bề dày lịch sử hơn 200 năm, luôn giữ vị trí đặc biệt trong ngành công nghiệp thời trang bởi sự bền bỉ, tính ứng dụng cao và phong cách thời trang độc đáo. Vậy điều gì đã làm nên sức hút bền bỉ của vải Oxford trong suốt hơn hai thế kỷ qua? Hãy cùng IVYmoda khám phá hành trình của chất liệu này và những ứng dụng sáng tạo trong thời trang hiện đại.
Tìm hiểu về vải Oxford là gì?
Vải Oxford là loại vải dệt được pha trộn giữa sợi bông cùng với sợi pha polyester và bông. Tuỳ theo từng tỷ lệ thành phần mà sẽ tạo nên những chất vải Oxford khác nhau. Vải còn được gọi là kate ford và thường được dùng để may áo sơ mi, váy, đầm,... chất lượng.
Vải dệt Oxford xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 80 tại nước Anh. Tên gọi Oxford được lấy cảm hứng từ trường đại học Oxford, nơi chất liệu này được sử dụng cho áo sơ mi của nam sinh viên.
Ngày nay, vải Oxford đã vươn xa khỏi phạm vi trang phục nam giới, trở thành lựa chọn yêu thích cho cả nam và nữ. Chất liệu góp mặt trong vô số thiết kế thời trang đa dạng, từ trang phục công sở thanh lịch đến trang phục dạo phố năng động.
Vải oxford là gì
Ưu, nhược điểm chất liệu Oxford
Tìm hiểu về đặc tính của chất vải là điều quan trọng để lựa chọn được trang phục phù hợp. Dưới đây là ưu, nhược điểm của chất liệu Oxford:
Ưu điểm quan trọng của vải
Vải Oxford từ lâu đã được mệnh danh là biểu tượng cho sự thanh lịch và đẳng cấp với nhiều ưu điểm. Đây là chất liệu được đánh giá là có khả năng bền màu cao nhất trong các loại vải. Bề mặt được dệt vô cùng bền chắc, thích hợp dùng trong mọi điều kiện thời tiết. Đồng thời, vải cũng có khả năng chịu lực tốt nên thường được dùng để may túi xách, balo, phông bạt,...
Ưu điểm nổi bật tiếp theo của vải đó chính là nhanh khô và hút ẩm rất tốt. Đây chính là điểm cộng giúp bạn không cần tốn quá nhiều thời gian để phơi khô hay giặt giũ vải. Oxford là chất vải có khả năng co giãn, mang đến cảm giác thoải mái khi mặc. Chất liệu sẽ không bị nhăn nhúm, dão sau thời gian sử dụng.
Mặc dù chất vải dày dặn nhưng vải không hề nặng mà ngược lại rất mềm và nhẹ. Độ mềm mại và nhẹ nhàng của vải Oxford tương tự như chất vải umi, mango.
Đặc điểm chất liệu oxford
Nhược điểm vải dệt Oxford
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì vải dệt Oxford cũng có một số nhược điểm. Trước hết đó là do thành phần có chứa sợi nhân tạo nên vải phân huỷ khá lâu. Điều này không an toàn và thân thiện với môi trường. Tuy vải Oxford có khả năng chịu lực nhưng khả năng co giãn lại không được đánh giá cao. Loại vải này sẽ không phù hợp với những hoạt động mạnh, hoạt động ngoài trời.
ĐỌC THÊM: Vải knit: Ưu, nhược điểm và cách phân loại vải dệt kim
Các loại Vải Oxford có mặt trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại vải Oxford phổ biến nhất, bao gồm:
Vải Oxford 65/35
Oxford 65/ 35 là vải dệt từ 65% polyester và 35% sợi cotton. Vải có đặc tính thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao. Chất vải được ứng dụng nhiều trong thời trang may mặc nhờ những ưu điểm vượt trội.
Phân loại vải oxford
Vải oxford 83/17
Vải Oxford 83/17 có 83% là sợi polyester và 17% sợi cotton. Với tỷ lệ này, vải có độ bền và độ mềm mịn kém hơn vải Oxford 65/35. Tuy nhiên, chúng vẫn được sử dụng để may những trang phục thường ngày bởi giá thành rẻ hơn.
Phân loại vải oxford
Ứng dụng của chất vải Oxford
Vải Oxford với những ưu điểm như độ bền cao, ít nhăn, thoáng mát, thấm hút tốt và dễ giặt ủi, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Nổi bật trong đó phải kể đến ngành may mặc, vải được sử dụng phổ biến để may áo sơ mi, áo khoác, quần tây, váy, đầm,... cho cả nam và nữ.
Chất liệu phù hợp với nhiều phong cách thời trang đa dạng, từ thanh lịch, công sở đến trẻ trung, năng động. Chất liệu mềm mại, thoáng mát được sử dụng để may đồ lót nam, nữ và trẻ em, mang lại cảm giác thoải mái khi mặc.
Ứng dụng của chất liệu Oxford
Nhờ độ bền cao và khả năng chống thấm nước, chất liệu được dùng phổ biến để sản xuất phụ kiện. Các sản phẩm bao gồm balo, túi xách, vali, giày dép, mũ nón, đồ bảo hộ, găng tay, tạp dề,...
Ứng dụng của chất liệu Oxford
Ngoài ra, vải Oxford được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Chất vải dùng để may rèm cửa, ga giường, vỏ gối, bọc ghế,... với độ bền cao, khả năng chống bụi bẩn và dễ dàng vệ sinh. Các ứng dụng khác của vải dệt Oxford đó là may lều trại, bạt tre, đồ dùng thể thao,...
MUA NGAY: Váy Đầm Công Sở IVYmoda
Hướng dẫn cách giặt & bảo quản vải Oxford
Vải Oxford có thể giặt tay hoặc giặt máy ở chế độ nhẹ với nước ấm (khoảng 30°C).
Nên sử dụng xà phòng dành riêng cho đồ cotton hoặc vải dệt may để giặt vải Oxford. Tránh sử dụng các loại xà phòng có chất tẩy mạnh vì có thể làm phai màu và giảm độ bền của vải.
Việc sử dụng thuốc tẩy có thể làm hỏng cấu trúc vải và khiến vải bị giòn, dễ rách. Vải Oxford có thể bị phai màu trong lần giặt đầu tiên. Do đó, nên giặt riêng với quần áo màu tối để tránh bị lem màu.
Sau khi giặt, nên phơi khô trang phục vải Oxford ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nên sử dụng bàn ủi hơi nước để là ủi, giúp vải phẳng phiu mà không làm bóng mặt vải.
Nên treo trang phục vải Oxford trên móc để tránh bị nhăn. Tránh gấp hoặc vò trang phục vì có thể làm nếp nhăn khó ủi. Nên bảo quản trang phục vải Oxford ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Tránh để trong môi trường ẩm ướt vì có thể làm vải bị nấm mốc. Tránh để trang phục vải Oxford tiếp xúc với các hóa chất như thuốc tẩy, dung môi,... sẽ có nguy cơ làm hỏng vải.
Bảo quản trang phục Oxford
Tổng kết
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết các thông tin xoay quanh chất vải Oxford. Nhờ sự đa dạng trong ứng dụng, chất liệu đã khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống, mang đến những sản phẩm tiện dụng, bền đẹp. Ghé thăm IVYmoda để sở hữu ngay trang phục bền đẹp, thoáng mát từ chất liệu cho mùa hè này nhé!
-
Phong Cách Urban - Nguồn Gốc, Đặc Trưng và Những Item Nổi Bật Nhất
21/06/2024
-
Phong Cách Glamorous - Nét Đẹp Độc Đáo Của Style Quyến Rũ
21/06/2024
-
Phong Cách Retro - Bật Mí Xu Hướng Khiến Tín Đồ “Mê Mệt 2024
21/06/2024
-
Phong Cách Ethnic - Thời Trang Dân Tộc Với Vẻ Đẹp Nổi Bật Và Cuốn Hút
20/06/2024
-
Phong Cách Modest Fashion - Thời Trang Đơn Giản Và Xu Hướng Mới Nhất 2024
20/06/2024
- IVY moda
- IVY men
- IVY kids