Vải Polyethylene - Phân biệt hai chất liệu Polyethylene vs Polyester

20/05/2024

Vải Polyethylene là chất liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Với thành phần hóa học, đặc tính vật lý và mục đích sử dụng đa dạng nên chúng khá vững chắc, có khả năng thích nghi tốt trong nhiều môi trường. Vậy bạn đã thực sự nắm rõ về chất vải Polyethylene chưa? Chúng có gì nổi bật hơn Polyester? Cùng IVYmoda trả lời chi tiết qua bài viết sau.

Tìm hiểu sơ lược vải Polyethylene là gì?

Vải Polyethylene là loại vải nhẹ, được phủ hai lớp nhựa bên ngoài, những lớp phủ này có chứa các chất bảo vệ giúp nâng cao tuổi thọ của vải. Đặc biệt, ngoài khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc ở vùng khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, chất liệu này còn giữ cho vải không bị phai màu hay hư hỏng dưới ánh nắng gắt bằng chất ổn định tia cực tím. 

Chất vải Polyethylene là gì?

Chất vải Polyethylene là gì?

Lợi ích của chất liệu PE khi sử dụng 

Sợi vải Polyethylene sở hữu nhiều ứng dụng nổi trội và những đặc tính riêng phù hợp cho từng mục đích sử dụng khác nhau. Bao gồm:

Tiết kiệm năng lượng: Vải PE không dẫn điện, chúng có thể duy trì nhiệt độ ổn định trong thời gian dài. Đồng thời, do chất vải này không hấp thụ nhiệt từ mặt trời nên tiết kiệm được nhiều chi phí trong việc sưởi ấm hay làm mát. Nghĩa là, chúng ấm hơn vào những ngày mát mẻ và mát hơn vào những ngày nắng nóng, luôn đảm bảo sự thoải mái cho người tiêu dùng.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Với khả năng truyền một phần ánh sáng tự nhiên vào vải, tạo ra sự mềm mại, thoáng đãng cho bộ quần áo người mặc, giảm thiểu nhu cầu sử dụng đèn chiếu sáng khi trưng bày sản phẩm hoặc trong những buổi trình diễn thời trang. 

Đặc tính chống chịu thời tiết: Chất vải Polyethylene được thiết kế với mục đích ứng dụng vào các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giữ cho trang phục luôn bền đẹp. Đảm bảo sản phẩm có thể chịu được gió, mưa, ánh nắng mạnh mà không xảy ra tình trạng hư hại. 

Ngăn nấm mốc: Lớp phủ nhựa trên bề mặt vải giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, rất hữu ích cho trang phục mùa mưa hoặc quần áo cần sự bảo quản lâu dài.

Dễ bảo quản: Trái ngược với Abaca hay Cotton, trang phục làm từ loại vải này sở hữu đặc điểm tự làm sạch khi gặp mưa, các tạp chất sẽ bị cuốn trôi một cách đơn giản, tiết kiệm được nhiều công sức trong việc bảo quản. Bên cạnh đó, thời gian tạo ra một sản phẩm chất liệu vải Polyethylene thường ngắn hơn các dòng vải khác trên thị trường.

Lợi ích khi sử dụng sợi vải Polyethylene

Lợi ích khi sử dụng sợi vải Polyethylene

ĐỌC THÊM: Vải Seagrass - 7 Ứng Dụng Phổ Biến Trong Đời Sống Hàng Ngày

Phân biệt Polyethylene vs Polyester

Polyester và Polyethylene là hai trong số những loại vải sử dụng các hợp chất polymer phổ biến, có thành phần hóa học, tính chất vật lý và cách sử dụng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

Về cấu tạo hóa học: Axit terephthalic và ethylene glycol được kết hợp để tạo ra Polyester - một loại polyme tổng hợp, trong khi các phân tử ethylene được polyme hóa để tạo ra Polyethylene - một loại polyme nhiệt dẻo.

Về tính chất vật lý: Cả hai loại đều có lợi cho nhiều mục đích khác nhau nhờ các ưu điểm nổi bật. Polyethylene với tính linh hoạt, tuổi thọ cao, chống thấm nước và chống va đập, chúng được xem là chất cách điện tốt trong thời trang, y tế,...Ngược lại, Polyester bền bỉ, nhẹ, chống hóa chất, mài mòn và độ ẩm trở nên hữu ích cho nhiều ngành công nghiệp.

Sự khác nhau giữa Polyester và Polyethylene

Sự khác nhau giữa Polyester và Polyethylene

Ứng dụng sợi vải Polyethylene vào trong đời sống

Sợi vải Polyethylene đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Với các ưu điểm riêng biệt như độ bền, tính linh hoạt và khả năng cách nhiệt tốt, chúng có thể ứng dụng hiệu quả vào nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho con người. Một số ứng dụng có thể kể đến như:

Ứng dụng thực tiễn của Polyethylene

Ứng dụng thực tiễn của Polyethylene

Làm vật liệu xây dựng

Polyethylene thường được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng để lợp mái, cách nhiệt hay làm đường ống. Khi nói đến việc mở rộng một tòa nhà, nhiều người sẽ nhắc ngay đến chất vải này. Bởi chúng không chỉ giúp việc lắp đặt trở nên nhanh hơn mà còn nâng cao hiệu suất làm việc của cả công trình.

Các sản phẩm may mặc

Trong lĩnh vực dệt may, chất vải PE được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các sản phẩm thời trang. Với đặc tính không thấm nước, bền bỉ, chúng thường xuất hiện trong các items như áo khoác, áo mưa, áo thun, áo sơ mi, quần áo bảo hộ. Đặc biệt, Polyethylene còn có khả năng chống tia UV hiệu quả giúp bảo vệ người mặc khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, đảm bảo sự an toàn và thoải mái trong mọi điều kiện thời tiết.

Áo sơ mi chất liệu vải Polyethylene

Áo sơ mi chất liệu vải Polyethylene

MUA NGAY: Set Bộ Kiểu Nữ IVYmoda 

Lĩnh vực y tế

Đối với lĩnh vực y tế, vải Polyethylene đóng vai trò quan trọng trong việc đóng gói và sản xuất kim tiêm dùng một lần. Tương tự như vải Scuba, nhờ ưu điểm không thấm nước cùng tính linh hoạt cao, PE đảm bảo vệ sinh, an toàn tuyệt đối cho các sản phẩm y tế, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn và bảo vệ bệnh nhân khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài.

Kim tiêm PE dùng một lần

Kim tiêm PE dùng một lần

Ứng dụng khác

Ngoài những ứng dụng phổ biến trên, chất liệu này còn được dùng cho hệ thống tưới tiêu, làm màng nhà kính, giúp bảo vệ cây trồng và tối ưu quá trình tưới nước trong nông nghiệp. Ngoài ra, vải PE còn là vật liệu yêu thích của ngành thực phẩm, sử dụng để đóng gói, bảo quản thực phẩm, giữ cho chúng luôn tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng.

Kết luận

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thể nắm rõ những kiến thức quan trọng về chất liệu vải Polyethylene cũng như phân biệt sự khác nhau giữa chúng với Polyester. Đừng quên theo dõi IVYmoda để cập nhật thê nhiều tin tức chất lượng về các xu hướng thời trang hiện đại nhé.

NEW ARRIVAL
  • IVY moda
  • IVY men
  • IVY kids

Thêm vào giỏ hàng thành công !