Vải Soy Silk - Nguồn gốc và ứng dụng quan trọng trong thời trang

15/04/2024

Vải Soy Silk (vải đậu nành) là chất liệu phổ biến ở nước ngoài nhưng còn khá mới đối với người Việt Nam. Chúng ta thường nghe tới đậu nành là nguyên liệu trong ngành thực phẩm, vậy còn trong công nghiệp dệt may thì loại vải này có vai trò như thế nào? Bài viết dưới đây, IVYmoda sẽ làm rõ về chất liệu vải Soy Silk. 

Vải soy silk và nguồn gốc hình thành 

Vải Soy Silk được sản xuất bằng cách sử dụng protein đậu nành có nguồn gốc từ vỏ đậu nành, xử lý qua quy trình công nghiệp và thu được thành phẩm. 

Vải đậu nành còn được gọi là “cashmere thực vật”, là một trong những loại vải thân thiện với môi trường. Vải Soy Silk có độ rủ và độ đàn hồi cao. Chất liệu này có thể dễ dàng nhuộm màu nhưng đôi khi sẽ bị phai màu trong lần giặt đầu tiên. Tuy dễ bị vón cục nhưng vải từ đậu nành không nhăn và không bị co lại. 

Cho tới nay, vải Soy Silk là loại vải duy nhất được làm từ protein thực vật nguyên chất. Ngày càng có nhiều người biết đến và ưa chuộng chất liệu này nhờ những đặc tính độc đáo của nó. 

Nguồn gốc hình thành vải soy silk

Nguồn gốc hình thành vải soy silk

Quy trình sản xuất chất liệu vải soy silk  

Vải đậu nành có nguồn gốc protein được tìm thấy trong vỏ đậu nành, quy trình sản xuất vải có sự khác biệt giữa các nhà sản xuất. Thông thường, quy trình sẽ hạn chế đáng kể hoặc tái sử dụng các hoá chất cần thiết để biến protein đậu nành thành sợi có thể dùng được. Dưới đây là tóm tắt các bước trong quy trình sản xuất vải Soy Silk: 

Phân lập protein từ đậu nành

Nhà sản xuất sử dụng quy trình tự nhiên để tách protein có trong vỏ đậu nành ra khỏi các hợp chất khác. Ngoài ra, có phương pháp khác đó là chiết xuất protein trực tiếp từ đậu nành nhưng cách này ít phổ biến hơn. 

Tiến hành phân hủy protein

Tiếp theo, người ta tiến hành xử lý protein đậu nành để giảm bớt độ thô của chúng. Nhà sản xuất có thể sử dụng chất kiềm để phân hủy nhưng cách này tiềm ẩn nguy cơ gây ra vấn đề về môi trường. 

Để giảm thiểu rủi ro đó, họ còn có cách khác là dùng các enzyme tự nhiên để biến protein đậu nành thành trạng thái mong muốn trong quá trình xử lý sợi mà không hại đến môi trường. Hầu hết các phương pháp sử dụng kiềm hoặc enzyme đều liên quan đến ứng dụng nhiệt.

Quy trình sản xuất vải đậu nành

Quy trình sản xuất vải đậu nành 

Đùn qua máy kéo sợi

Sau khi protein đậu nành đã đạt trạng thái như mong muốn, hỗn hợp sẽ được đùn thông qua máy kéo sợi. Sau khi nguội và khô, các sợi thu được ổn định và sẵn sàng để sản xuất hàng dệt. 

Tiến hành xử lý sợi, quay và dệt

Tiếp đến, các nhà sản xuất sẽ kéo sợi đậu nành thành từng sợi. Sau đó, họ nhuộm sợi thành phẩm mà không sử dụng thuốc tẩy. Cuối cùng, các sợi sẽ được dệt thành dải vải dài, cuộn vào bu lông và hoàn thiện. 

Quy trình sản xuất vải đậu nành

Quy trình sản xuất vải đậu nành 

ĐỌC THÊM: Vải Hemp là gì? Tìm hiểu về nguồn gốc, ứng dụng vải Hemp

Phân loại vải soy silk  

Hiện nay, có hai loại vải Soy Silk chính là Soy Silk nguyên chất và vải hỗn hợp. Dưới đây là chi tiết về 2 loại vải đậu nành: 

Vải soy silk nguyên chất

Vải nguyên chất sử dụng 100% từ protein của đậu nành và được dệt thành sợi. Vải có độ co giãn tốt, thoáng khí và có độ bóng bề mặt cao. Tuy vậy, chúng cũng có nhược điểm là độ bền kém và khó để nhuộm màu. 

Hỗn hợp đậu nành và bông

Để khắc phục hạn chế về độ bền, người ta pha thêm bông cùng sợi đậu nành nguyên chất khi dệt. Loại vải này vẫn đảm bảo được độ bóng đẹp, thường được sử dụng nhiều trong sản xuất trang phục thể thao. 

Phân loại vải soy silk

Phân loại vải soy silk

Ứng dụng của loại vải soy silk trong đời sống  

Vải Soy Silk thường được dùng trong sản xuất đồ may mặc và phụ kiện. Do tính đàn hồi của nó, nhà sản xuất ưu tiên sử dụng để may quần áo bó sát cho phụ nữ như váy, áo tank top,… Với khả năng thoáng khí cao,loại vải này được dùng để sản xuất các loại trang phục thể thao. 

Vải Soy Silk có tính mềm mại nên được dùng để may quần áo cho trẻ sơ sinh và áo phông cho mọi lứa tuổi. Sự mềm mại, nhẹ nhàng này  giúp cho vải đậu nành được ưa chuộng trong sản xuất vải bọc, ga giường. Khi kết hợp với len, vải đậu nành còn có thể được sử dụng để làm áo vest nam. 

Ứng dụng của vải soy silk

Ứng dụng của vải soy silk 

MUA NGAY: Jumsuit Nữ IVYmoda

Cách bảo quản vải soy silk luôn bền đẹp 

Tương tự các loại vải tự nhiên khác như vải Bamboo, vải Jute, vải Silk Noil,… khi sử dụng vải Soy Silk thì bạn cần lưu ý một số điều: 

Trước hết, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc ngâm đồ với chất tẩy rửa.

Tránh tác động lực mạnh khi vệ sinh vải, nên hạn chế sử dụng máy giặt. 

Để bảo quản vải đậu nành được tốt nhất, bạn cũng không nên phơi chúng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời quá lâu. 

Cách bảo quản vải soy silk

Cách bảo quản vải soy silk

Kết luận 

Vải Soy Silk là chất liệu vải thân thiện với môi trường mà vẫn đáp ứng được những nhu cầu về may mặc. Hy vọng qua bài viết trên của IVYmoda, bạn đã có thêm hiểu biết về chất liệu đặc biệt này. 

NEW ARRIVAL
  • IVY moda
  • IVY men
  • IVY kids

Thêm vào giỏ hàng thành công !