Vải Tencel (Lyocell) - Tìm hiểu chi tiết về chất vải thân thiện với môi trường

15/04/2024

Trong số các loại vải được tạo ra từ cellulose thì Tencel được biết đến là chất liệu vải cao cấp, thoáng mát và thân thiện với môi trường. Vậy vải Tencel là gì? Cùng IVYmoda tìm hiểu rõ hơn nhé. 

Đôi nét về chất liệu Tencel 

Vải Tencel là chất liệu thân thiện với môi trường nhất hiện nay bên cạnh vải Bamboo, vải Jute,... Từ cây trồng lấy vải cho tới quy trình sản xuất đều đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe và môi trường. 

Giới thiệu vải TencelGiới thiệu vải Tencel

Khái niệm vải Tencel là gì? 

Vải Tencel có nguồn gốc từ cellulose của bột gỗ, nhưng đặc biệt hơn bởi nó được tạo nên từ cây bạch đàn Eucalyptus. Vải Tencel là một dạng của lyocell rất thân thiện với môi trường và có nhiều đặc tính ưu việt. 

Chất liệu này được xem là một trong những loại vải bền vững vì so với các loại sợi khác thì Tencel an toàn và dễ phân hủy hơn. Quá trình sản xuất ra loại vải này cũng hạn chế việc thải ra các chất độc hại. 

Khái niệm vải TencelKhái niệm vải Tencel

Nguồn gốc của dòng vải Tencel

Tencel được phát triển vào năm 1972 tại Enka, Bắc Carolina. Sự phát triển của Tencel đã nhận được Giải thưởng Henry E.Millson do Hiệp hội các nhà hóa học Mỹ trao giải vào năm 2003.

Những năm 1980, sau khi đóng cửa cơ sở tại Enka, công ty Courtaulds Fiber ở Anh đã đẩy mạnh sự phát triển của lyocell và cuối cùng tạo ra Tencel. Năm 1990, nhà máy sản xuất rayon Courtaulds Fiber ở Mobile, Alabama trở thành nơi diễn ra quá trình thương mại hóa đầu tiên của quy trình Tencel. Vào năm 2000, công ty Lenzing AG đã mua lại bản quyền Tencel và phát triển nó cho tới tận bây giờ. 

Nguồn gốc vải TencelNguồn gốc vải Tencel

TÌM HIỂU THÊM: Vải Soy Silk - Nguồn gốc và ứng dụng quan trọng trong thời trang

Quy trình sản xuất nên chất liệu Tencel 

Quy trình sản xuất vải Tencel trải qua 4 bước cơ bản. Trước hết, lấy gỗ về cơ sở sản xuất và làm thành những mảnh vụn nhỏ. Những mảnh vụn gỗ này sẽ được cho vào máy phân hủy hóa chất nhằm biến vụn gỗ thành bột giấy. 

Bột giấy sẽ được rửa sạch bằng nước và thuốc tẩy, tiếp đến ép khô lại thành từng tấm lớn. Những tấm gỗ ép lớn tiếp tục được chia thành những mẫu nhỏ hơn với kích thước khoảng 1 inch. 

Lấy những mẫu gỗ đã chia cho vào thùng oxit amine để thu  lượng chất lỏng cellulose chuẩn bị cho quá trình kéo sợi. Chất lỏng cellulose được lọc và bơm qua các ống hút để tạo nên những sợi cellulose dài và mỏng hơn.

Để cố định được sợi vải, chúng tiếp tục được ngâm vào trong dung dịch oxit amine pha loãng rồi rửa sạch với nước sạch. Dùng các chất bôi trơn để làm khô các sợi cellulose trước khi đem đi dệt thành vải sợi. 

Quy trình sản xuất vải TencelQuy trình sản xuất vải Tencel

Vải Tencel ưu và nhược điểm 

Vải Tencel sở hữu những ưu và nhược điểm riêng biệt, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể như sau: 

Ưu điểm

Vải Tencel mang lại cảm giác mềm mại, không gây khó chịu khi sử dụng. Vải cũng có độ thoáng khí cao nên mang đến cảm giác mát mẻ, dễ chịu, đặc biệt thích hợp mặc vào mùa hè.

Thêm một ưu điểm nữa đó chính là vải sẽ không bị co hay biến dạng sau quá trình sử dụng. Sợi vải Tencel cũng có khả năng bám màu vô cùng tốt, khi giặt hay sử dụng cũng ít bị phai màu. Thêm vào đó, vải Tencel có đặc điểm là ít nhăn hơn các loại vải khác. 

Nhược điểm 

Vải Tencel chỉ có một nhược điểm duy nhất đó chính là giá thành cao. Do là loại vải sinh học và phải trải qua quy trình sản xuất khắt khe, tốn kém nên giá của loại vải này cao hơn bình thường. Vì vậy mà chất vải Tencel thường được dùng để may các trang phục cao cấp. 

Ưu nhược điểm vải TencelƯu nhược điểm vải Tencel 

Ứng dụng của chất vải Tencel trong thời trang may mặc

Với vô số ưu điểm về sự thoải mái và thích hợp với mùa hè nắng nóng, Tencel được ứng dụng nhiều để may trang phục thể thao hoặc những set đồ dễ chịu cho người mặc. Loại vải này cũng được sử dụng để may các loại áo sơ mi, sản phẩm đến tay người dùng vừa mềm mại lại thoáng mát và ngăn được những mùi hôi khó chịu. 

Ứng dụng vải TencelỨng dụng vải Tencel

MUA NGAY: Đầm Công Sở Nữ IVYmoda 

Bảo quản vải Tencel hiệu quả nhất 

Để giữ cho sản phẩm từ Tencel luôn bền đẹp như mới, bạn cần lưu ý về chế độ giặt cũng như cách bảo quản. Với vải Tencel, khi giặt chỉ nên dùng nước lạnh hoặc nước 30 độ C, không dùng các chất tẩy rửa mạnh và không được giặt khô.

 Tránh dùng lực quá mạnh khi làm sạch và chú ý thời gian giặt không nên quá lâu. Nếu được, nên giặt riêng các sản phẩm Tencel hoặc cho vào túi giặt để đảm bảo vải sẽ không gặp tình trạng xù lông gây mất thẩm mỹ.

Nên phơi vải Tencel ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Vì Tencel có độ thoáng khí cao nên không nhất thiết phải phơi ở những nơi quá nắng hay sấy với nhiệt độ cao. 

Bảo quản vải TencelBảo quản vải Tencel

Tổng kết 

Vải Tencel là chất liệu tốt cho môi trường, được sử dụng phổ biến để sản xuất quần áo may mặc và các mặt hàng khác như chăn ga, gối nệm. Hy vọng qua bài viết trên của IVYmoda, bạn đã biết thêm một chất liệu tốt để phục vụ cho cuộc sống thêm hoàn hảo.

NEW ARRIVAL
  • IVY moda
  • IVY men
  • IVY kids

Thêm vào giỏ hàng thành công !